Hiện nay, trong thi công xây dựng có rất nhiều điều cần quan tâm. Đặc biệt, cốt thép có vai trò quan trọng và lưu ý khi nối buộc cốt thép cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Như vậy mới đảm bảo sự bền chắc và an toàn của công trình. Có rất nhiều phương pháp nối thép phổ biến như hàn, buộc,… Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Và để hiểu rõ hơn về phương pháp nối buộc cốt thép đúng kỹ thuật. Hãy cùng Thảo Lương Home tìm hiểu chính xác nhất qua bài viết này nhé.
Vai trò của nối buộc cốt thép trong xây dựng
Cốt thép có vai trò quan trọng trong kết cấu công trình. Nó quyết định khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông cốt thép. Về yêu cầu kỹ thuật nối thép bao gồm yêu cầu về vị trí nối thép và chiều dài nối chồng thép. Nhằm đảm bảo tại vị trí mối nối và chịu lực của cốt thép theo thiết kế không bị suy giảm.
Nối buộc thép thủ công
Trên thực tế các thanh thép chịu lực chính sau khi sản xuất có chiều dài phổ biến là 11.7m. Trong khi theo thiết kế các thanh thép trong kết cấu có các kích thước khác nhau để phù hợp với vai trò của thép trong kế cấu cũng như tiết kiệm về chi phí. Do đó trên thực tế việc nối thép trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi.
Nối thép xây dựng bằng phương pháp buộc thủ công là phương pháp chồng hai đầu thép lên nhau theo một chiều dài nhất định. Sau đó dùng thép mềm đường kính 1mm buộc lại chắc chắn bằng bằng 3 nút buộc ở giữa và 2 đầu đoạn nối chồng.
Tham khảo: Tìm hiểu về các loại tường được dùng trong xây dựng
Tiêu chuẩn kỹ thuật nối buộc thép
Yêu cầu kỹ thuật về nối buộc thép được quy định rõ trong Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Theo quy định số TCVN 4455:1995 cụ thể như sau:
Mục 4.4.1 nối buộc (nối chồng lên nhau)
Đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Điều này có ý nghĩa là hạn chế nối ở những vùng chịu kéo. Theo đó đối với cấu kiện dầm trong công trình nhà thì vùng chịu kéo là phía trên. Ở phía 2 đầu dầm trong phạm vi ¼ chiều dài dầm và vùng dưới ở đoạn giữa nhịp. Do đó thép lớp dưới hạn chế nối ở giữa nhịp. Còn dầm đối với thép lớp trên thì hạn chế nối ở phạm vi đầu dầm.
Đối với thép cột thì phạm vi nối thép tốt nhất là 1/3 chiều cao cột ở phần giữa chiều cao cột. Phần 1/3 phần chân cột, 1/3 đỉnh cột thì không nên đặt mối nối. Tuy nhiên để vừa đảm bảo về mặt kỹ thuật vừa thuận lợi cho việc thi công. Phạm vi đặt mối nối thép cột là trong phạm vi cao hơn mặt sàn khoảng 1m trở lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì chúng ta vẫn phải đặt mối nối cột ở vùng chịu kéo. Khi đó chúng ta tăng chiều dài nối chồng thêm 10 lần đường kính cây thép được nối so với nối trong vùng chịu nén.
Mục 4.4.2. Nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu
Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm. Đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén.
- Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn.
- Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm.
- Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí là ở giữa và hai đầu
Với những thông tin chia sẻ kinh nghiệm về các yêu cầu kỹ thuật nối thép. Hi vọng quý vị và các bạn có thể áp dụng để tránh xảy ra các sự cố công trình của mình liên quan đến việc nối thép. Để có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích và mẫu nhà đẹp. Các bạn hãy liên hệ với Thảo Lương Home qua hotline hoặc theo dõi các kênh của chúng tôi để đón chờ những thông tin có ích nhé. Chúc các bạn thành công.