Cho đến hiện nay, xây dựng trên nền đất yếu vẫn còn là bài toán khó. Các công trình bị sập lún do nền đất yếu xảy ra thường xuyên do không chú trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ để có thể thiết kế và thi công an toàn là điều cần thiết. Nếu khu đất nhà bạn thuộc nền đất yếu, biện pháp nào để xử lý hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay để có kinh nghiệm xử lý nền đất yếu trong thi công xây dựng nhé.
Kinh nghiệm xử lý nền đất yếu trong thi công xây dựng
Để có thể xử lý nền đất yếu trong thi công xây dựng giúp đảm bảo an toàn cho công trình. Đồng thời, giảm thiểu chi phí thi công một cách tối ưu nhất. Đây không phải là vấn đề khó khăn nếu biết những kinh nghiệm xử lý sau.
Xử lý kết cấu công trình bởi nền đất yếu trong thi công
Dùng các loại nguyên vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ để hạn chế sức nặng của công trình. Nhưng phải đảm bảo khả năng chịu lực, bền chắc của nền móng nhà.
Hình ảnh công trình mẫu nhà Thao Luong Home
Tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình bằng cách dùng kết cấu tĩnh định, phân tách bộ phận của công trình. Nhờ các khe lún để khử được ứng suất phát sinh trong kết cấu lún lệch hoặc không đều. Dùng các đai bê tông cốt thép, đồng thời gia cố các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.
Biện pháp xử lý móng
Giảm khả năng chịu tải nền móng bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng. Khi thay đổi chiều sâu chôn móng sẽ giúp tăng lực chịu tải hiện quả. Đồng thời, giảm ứng suất gây lún tối ưu. Vào lúc này, phần móng ổn định và chắc chắn hơn. Đây là biện pháp xử lý khá tốt nhưng tốn nhiều chi phí và yêu cầu kỹ thuật nhiều.
Việc thay đổi kích thước và độ sâu móng sẽ làm thay đổi áp lực tác dụng lên nền. Hạn chế mọi trường hợp biến dạng hay sụp lún không mong muốn. Tuy nhiên, đối với đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì không hoàn toàn phù hợp. Vì vậy, cần tìm hiểu địa thế khu đất kỹ càng trước khi tiến hành triển khai.
Hình ảnh công trình mẫu nhà Thao Luong Home
Tùy vào điều kiện địa chất mà cần lựa chọn loại móng và độ cứng phù hợp. Loại móng thường được áp dụng trong xây dựng ở nước ta thường là móng đơn, móng băng, móng bè, móng hộp,… Trong đó, móng băng được áp dụng khá nhiều đối với nền đất yếu. Nếu vẫn xảy ra biến dạng thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng.
Một số biện pháp xử lý nền đất yếu trong thi công xây dựng
Gia cố nền bằng cọc tre, cừ tràm
Nếu bạn thường xuyên chú ý sẽ thấy các công trình đất yếu thường dùng cọc tre. Phù hợp với những công trình có tải trọng không quá lớn. Biện pháp gia cố này nhằm nâng cao độ chặc cho nền đất. Cọc tre thường được đóng 16-25 cọc/m2 và khoảng cách phù hợp là 20-25cm.
Các nền đất thường gặp ở địa thế đất ẩm ướt quanh năm, gần sông biển. Bạn không cần lo lắng về tình trạng nền đất ướt sẽ ảnh hưởng đến tre. Cọc tre sẽ đảm bảo tốt công trình bền chắc trong thời gian dài. Ngược lại, đối với vùng đất khô cằn không nên dùng loại cọc này, dễ gây mục nát.
Giải pháp móng cọc bê tông cốt thép
Móng cọc bê tông khá hữu dụng trong thi công, đặc biệt là công trình hiện đại. Các công trình thường có tải trọng khá cao. Giải pháp thi công móng này khá nhanh, chỉ cần vài ngày là xong.
Giải pháp móng bè
Giải pháp móng bè, còn gọi là móng toàn diện. Loại móng này nông và dùng chủ yếu ở các nền đất yếu. Ở các khu vực ít nước, ít ẩm ướt thường dùng cho các công trình tầng tầm, kho, hồ bơi và bể vệ sinh.
Loại móng này được dùng ở công trình chịu lực cao, khá an toàn. Đây là phương pháp hiệu quả cao giúp phân bố trọng lượng, giảm sụp lún. Bạn cũng có thể gia cố bằng cọc tre trước khi dùng biện pháp móng bè này.
Giải pháp móng băng
Móng băng giúp giảm áp lực lên đáy móng và phân bố tải trọng công trình đều. Với các công trình nhiều tầng, có tầng hầm thì nên sử dụng loại móng này. Nó giúp tăng độ bền hiệu quả và tăng khả năng chịu lực cho công trình cao.
Móng băng (theo phương) thường chia thành 2 loại:
- Móng băng 1 phương là loại theo 1 phương duy nhất tùy theo công trình theo chiều song song.
- Móng băng 2 phương là loại những đường móng có giao nhau.
Móng băng được chia làm 2 loại nếu xét theo độ cứng là móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp. Độ cứng này sẽ tùy theo nguyên vật liệu được sử dụng hay loại cọc ở dưới phần móng.
Nền đất có tầm quan trọng trong thiết kế và thi công công trình. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn cho chủ sở hữu. Việc đưa ra giải pháp xử lý nền đất thích hợp khá quan trọng. Đừng quên khảo sát và xử lý tùy theo địa hình để đảm bảo tối ưu chi phí. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về các biện pháp xử lý nền đất yếu trong thiết kế và thi công phù hợp nhất. Từ đó áp dụng vào công trình nhà ở của mình hoặc có thêm kinh nghiệm bổ ích. Chúc các bạn thành công.