• 0564.333.999 - 0584.333.999 - 0374.33.55.66
  • cskh@thaoluong.com.vn
» Kiến thức XD » Sự khác biệt giữa giếng trời và thông tầng nhà ở

BÁO GIÁ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Miễn phí khi thi công

BÁO GIÁ THIẾT KẾ NỘI THẤT

Miễn phí khi thi công

BÁO GIÁ GÓI VIP

Miễn phí khi thi công

BÁO GIÁ THI CÔNG TRỌN GÓI

Miễn phí thiết kế kiến trúc, GPXD

Sự khác biệt giữa giếng trời và thông tầng nhà ở

Xu hướng thiết kế nhà đẹp gần gũi với thiên nhiên trở thành lựa chọn hàng đầu của gia chủ, trong đó giếng trời và thông tầng là giải pháp hữu hiệu nhất. Đối với nhà phố, giếng trời hay thông tầng sẽ giúp nhà bạn lấy gió và ánh sáng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu có biết cách thiết kế thi công giếng trời hay thông tầng hợp lý. Dẫn đến tình trạng gây mất an toàn và bất tiện trong sinh hoạt. Vì vậy, để có thể sở hữu không gian thoáng mát cho nhà ở, cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa giếng trời và thông tầng nhà ở ngay nhé.

Sự khác biệt giữa giếng trời và thông tầng nhà ở

Giếng trời và thông tầng là gì? Giếng trời khác gì so với thông tầng? Và liệu ngôi nhà của bạn nên thiết kế giếng trời hay thông tầng không? Đây là những vấn đề thắc mắc được nhiều gia chủ quan tâm khi xây nhà phố.

Thông tầng là gì? Tìm hiểu chung về thông tầng

Thông tầng là khoảng trống trong nhà, là giải pháp để không gian thêm thoáng mát hơn. Thông tầng giúp ngôi nhà lưu thông không khí, có lợi về thẩm mỹ và phong thủy. Thông tầng thường được xây liên kết giữa hai hay nhiều tầng với nhau. Tùy theo diện tích, quy mô cũng như nhu cầu sở thích của gia chủ. Từ đó mới tiến hành thiết kế xây dựng và bố trí không gian sinh hoạt hợp lý.

su-khac-biet-giua-gieng-troi-va-thong-tang-nha-o

Ngoài ra, khi thiết kế thông tầng, từng vị trí đều mang ý nghĩa khác nhau. Thông tầng là điểm nhấn độc đáo, quyết định thẩm mỹ và tiện nghi trong sinh hoạt. Đồng thời, gia chủ có thể dễ dàng quan sát không gian xung quanh để đảm bảo an toàn. Trong không gian thông tầng, có thể bố trí thêm cây xanh, tiểu cảnh để tăng thêm độ tươi mát, dễ chịu cho nhà bạn.

Lưu ý khi thiết kế thông tầng

Nhà có 2 tầng trở lên: Ngôi nhà của bạn phải có ít nhất 2 tầng hoặc nhiều hơn. Như vậy mới có thể bố trí không gian thông tầng hợp lý và hài hòa. Khi thiết kế lỗ thông tầng, phải tính toán tỉ mỉ kích thước để đảm bảo tối ưu lợi ích thông tầng mang lại.

Thiết kế lỗ thông tầng sát vách: Nên đặt lỗ thông tầng ở sát một bên vách tường nhà. Như vậy sẽ làm giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến gia đình.

Mái che: Mái che của lỗ thông tầng phải đảm bảo bố trí hợp lý. Nhằm giảm ảnh hưởng khí hậu và tăng độ thông thoáng ngôi nhà. Nếu thiết kế như giếng trời thì phải có kính chắn ở trên mái.

su-khac-biet-giua-gieng-troi-va-thong-tang-nha-o

Đảm bảo an toàn sinh hoạt: Khu vực hành lang và cửa sổ tiếp giáp phải được thiết kế hành lang hoặc lan can tay vịn. Lưu ý về chiều cao và khe hở của ban công để đảm bảo an toàn, đặc biệt là đối với nhà có trẻ nhỏ.

Vị trí thông tầng

Mỗi một vị trí lỗ thông tầng đều mang ý nghĩa riêng trong sinh hoạt và phong thủy. Cần phải tính toán kĩ lưỡng để thiết kế và thi công lỗ thông tầng phù hợp để không gian nhà ở thêm thoáng mát.

Chẳng hạn ở vị trí giữa nhà, thông tầng có tác dụng ngăn cách giữa bếp và phòng khách. Nhằm làm tăng không gian thoáng mát và đón ánh sáng cho nhà ở. Thông tầng được thiết kế ở cuối nhà mang lợi ích giảm bí bách cho không gian bếp nấu. Bên cạnh đó, thiết kế thông tầng còn mang lại rất nhiều lợi ích tăng thêm mỹ quan cho nhà ở.

Xem thêm: Top 4 thiết kế phòng ngủ master được ưa chuộng nhất

Giếng trời là gì? Tìm hiểu chung về giếng trời

Giếng trời là thiết kế khoảng không theo phương thẳng đứng, từ mái đến sàn tầng trệt. Đây là kiểu thiết kế khá quen thuộc, thường thấy ở biệt thự, khu chung cư, khách sạn. Nhằm mang lại không gian thông thoáng trong nhà, đảm bảo tiện nghi sinh hoạt. Giếng trời cũng mang lại lợi ích tương tự với thông tầng.

su-khac-biet-giua-gieng-troi-va-thong-tang-nha-o

Vị trí giếng trời

Thông thường, các kiến trúc sư sẽ thiết kế giếng trời ở vị trí gần cầu thang để tăng sự thông thoáng và mang lại ánh sáng, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, vị trí giếng trời ở có thể thiết kế ở nhiều nơi khác như bếp, giữa nhà,…

Hướng giếng trời nên đặt theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Đây là hướng tốt để đón lấy khí hậu trong lành và ổn định nhất. Hướng Đông và hướng Tây thì tuyệt đối không nên thiết kế giếng trời. Hai hướng này sẽ khiến không gian nhà ở của bạn luôn trong tình trạng oi bức, khó chịu.

Lưu ý khi thiết kế giếng trời

su-khac-biet-giua-gieng-troi-va-thong-tang-nha-o

Cấu tạo của giếng trời được phân chia rõ ràng gồm phần đáy, thân và miệng giếng. Tỷ lệ kích thước giếng phải phù hợp, không nên thiết kế quá to hoặc quá nhỏ. Thông thường, tỷ lệ miệng giếng sẽ chiếm 10% diện tích sàn nhà.

Tùy theo diện tích và không gian nhà ở, bạn có thể lựa chọn phong cách thiết kế hợp lý. Nên xây tường hoặc đá gồ ghề để xây dựng tường nhằm giảm thiểu âm tiếng ồn. Phần miệng phải có khung và mái để không bị ảnh hưởng bởi nắng hay nước mưa. Đối với phần đáy giếng, tùy theo sở thích của gia chủ có thể bố trí tiểu cảnh, hòn non bộ để tạo điểm nhấn nổi bật. Tuy nhiên, cần lưu ý khi thiết kế khu vực này để đảm bảo hợp phong thủy nhà ở nhé.

su-khac-biet-giua-gieng-troi-va-thong-tang-nha-o

Với những thông tin về sự khác biệt giữa thông tầng và giếng trời trên. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong thiết kế và thi công nhà ở đẹp. Dù lựa chọn thông thầng hay giếng trời đều mang lại ưu điểm trong thẩm mỹ và sinh hoạt. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với Thao Luong Home qua hotline để được giải đáp ngay hôm nay.

0564.333.999
0564 333 999